2010-07-28

TRANH THỦY MẶC


YÊU TRÚC

  Không biết từ bao giờ hình ảnh cây Trúc đã in sâu trong tâm hồn tôi. Cái thời bắt đầu học chữ Hán , bắt đầu cầm bút lông, nói đúng hơn là cũng đua theo những bậc tiền nhân thời trước, đó cũng là lúc tôi bắt đầu đặt bút luyện vẽ từng đốt Trúc, lá Trúc. Đôi khi tập viết một vài chữ Hán theo kiểu Ông Đồ thời trước, thấy chữ mình không đẹp tôi lại tiện tay vẽ vài cành trúc. Và cứ thành thói quen, mỗi khi cầm bút lông, việc đầu tiên là nhớ đến Trúc. Và đôi lúc, ý nghĩ chợt thoáng trong đầu tôi mấy từ “ Nghệ sĩ hay họa sĩ gì đó ”.

  Những lần đi thi quên cả ôn bài vì tối qua còn mải mê với vài cây Trúc. Thời sơ học, những bức tranh sau khi vẽ ra, hầu như là không ưng ý, không bao lâu lại thấy tác phẩm của mình nằm trong thùng rác. Tôi nghĩ đến việc tìm thầy để học Quốc Họa Trung Hoa. Thế nhưng cả cái đất Hà Nội này tìm đâu ra thầy dạy môn này đây, đất Sài Gòn có vài nhân tài người Việt gốc Hoa, xa như vậy làm sao tìm đến được. Ý nghĩ thoáng buồn vì không thể thực hiện được sở thích của mình, tôi tự tìm kiếm đến các hiệu sách ngoại văn trong Hà Nội, và ngẩn ngơ chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật của Trung Hoa. Tôi sưu tầm rất nhiều những sách nói về Họa Trúc, tranh Trúc. Vui nhất là tìm được một cuốn đặc biệt: “ Họa trúc pháp đồ phổ ” của nhà xuất bản Giang Tô, cuốn sách khá đầy đủ tác phẩm của các bậc danh gia Họa Trúc từ đời Tống, Nguyên, Minh, Thanh đến thời hiện đại này. Với cái giá khá đắt hai trăm năm mươi ngàn thời đó, bằng cả nửa tháng lương của một công chức mới đi làm, tôi vẫn cố gắng mua được, Hà Nội khi ấy có một cuốn duy nhất. Tôi miệt mài với cuốn sách, chủ yếu là tranh sao chụp lại và những phần thuyết về, họa lá Trúc, đốt Trúc, măng trúc, bố cục, chương pháp... Phần sau có nhiều bài thơ đề họa rất thú vị. Xem qua những tác phẩm và tôi cũng rút ra được nghệ thuật của mỗi thời có khác nhau, thời Tống Nguyên thiên về công bút và tả thực, từng lá Trúc, đốt Trúc, măng Trúc, rất giống với Trúc ngoài thiên nhiên. Đến thời Minh Thanh lại thiên về tả ý, lá Trúc đôi khi không còn giống như lá Trúc, cách dùng bút mực phóng khoáng hơn, bố cục cũng phá cách hơn. Nổi bật hơn cả là nhóm: “ Dương Châu bát quái ” tám quái kiệt đất Dương Châu, gồm Hoàng Thận, Lý phương Ứng, Kim Nông, Trịnh Bản Kiều... Trong đó, Bản Kiều nổi tiếng nhất về họa Trúc hơn cả. Hiện những bức tranh của ông vẫn được coi là quốc bảo, lưu tồn tại Cố Cung hay bảo tàng ở Trung Quốc, Đài Loan.
ÁNH TRĂNG
月影
  Lại nói về cái lận đận trong con đường học họa Trúc của tôi. Thời buổi cũng hơi khó khăn về kinh tế, tôi thường dùng các loại bút, mực thuộc loại rẻ tiền nhất được nhập về từ Trung quốc, khi tập vẽ chủ yếu dùng giấy báo cũ, nên hiệu quả của độ đậm nhạt của mực là rất kém. Tôi tìm đến một loại giấy truyền thống của Trung Quốc: Giấy Tuyên ( Theo nguyên văn chữ Hán ) người Việt gọi là Xuyến Chỉ, đây cũng là cách gọi quen thộc của người Hoa ở Sài Gòn, họ đọc theo âm Quảng Đông. Loại giấy này được nhập về Hà Nội thời đó rất ít, vì có lẽ cũng không nhiều họa sĩ thường dùng. Với cái giá “cắt cổ ”bán tại phố Tràng Tiền, mỗi lần tôi chỉ mua khoảng chục tờ rồi về xén nhỏ ra mà vẽ. Những tác phẩm bị lỗi phải vứt đi nhiều, tôi cũng thấy rất tiếc những mảnh giấy đắt tiền ấy. Sau này tôi mới hiểu, không có thầy học gì cũng khó và vất vả.
 Có lúc được bạn bè khen tranh của tôi cũng đẹp, và tôi sẵn sàng vẽ rồi cho rất nhiều người, mặc dù tự tôi biết tranh của mình chưa đẹp. Vì thế tôi cũng không đề khoản tên mình, sợ mất mặt lắm, khi các danh gia nhìn thấy. Tôi nhìn thấy những lỗi mình mắc phải, hoặc là thân trúc cong, lá trúc tù đầu, hoặc bố cục không hợp lý. Và chỉ tôi nhìn thấy, còn những người thích tranh tôi thì cứ khen đẹp, cũng không trách họ vì họ không đi sâu về họa Trúc. Thôi thì cứ để những hình ảnh què quặt của nghệ thuật ấy cứ đẹp trong đầu họ .

  Điều kiện công tác đưa tôi đi qua Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Hàn... Cứ mỗi lần gặp triển lãm tranh Quốc Họa Trung Hoa, bằng giá nào tôi cũng bớt chút thời gian để đi chiêm ngưỡng, cái để ý nhiều nhất vẫn là những bức tranh Trúc.

  Sau này, tôi thật sự có kinh nghiệm hơn khi thấy những danh gia vẽ tranh tại hiện trường, hơn nữa hoặc xem lại video nào đó trên internet. Nghĩ thời tôi mới bắt đầu học, làm gì dám nghĩ đến mua máy tính, hay internet để vào đọc, thôi thì đành khổ vì lạc hậu!

  Tôi yêu cây Trúc, nó là tượng trưng cho khí tiết của người quân tử. Hình ảnh cây trúc rất đẹp trong các mùa, các kiểu thời tiết khác nhau: Phong, Tình, Vũ, Tuyết, Nguyệt ... (Trúc trong Nắng, Gió, Mưa, Tuyết và Trăng). Thực ra không phải yêu cây Trúc mà tự nhận mình là người quân tử, đó chỉ là ý thích và ước mơ về một môn nghệ thuật, chứ tôi đâu có quân tử gì! Tôi không nghĩ đến chuyện vẽ tranh để kiếm tiền, hay thành một họa sĩ thực thụ. Tôi vẫn kiếm tiền từ việc khác để "nuôi": giấy, bút, mực và những vật dụng khác cho việc vẽ Trúc.

  Tôi chỉ thấy vui khi các danh gia có lời về tranh Trúc của tôi, mà không biết lời khen thật hay không nữa! dù sao cũng thấy hơi có chút hài lòng. Đất Hà Nội này không có người nào vẽ Trúc mà đồng cảm hay giao lưu với tôi, hoặc có chăng mà tôi chưa biết đến. Tôi đọc nhiều tài liệu về lịch sử họa Trúc, tất cả đều của Trung Quốc. Tôi thấy cô đơn với môn nghệ thuật mình yêu thích. Trung Quốc thời xưa còn có: “Trúc Lâm Thất Hiền”(bảy hiền sĩ trong rừng trúc). Tôi nay một mình giữa đô thị phồn hoa mà không có chút đồng điệu, không một bạn tri âm. Cũng có lúc buồn buồn mà viết ra mấy câu tứ tuyệt bằng chữ Hán:

去年種竹待賢人,
今見園中葉無塵。
知己何須尋不遇,
入室揮毫畫竹真。

Phiên âm Hán Việt:

Khứ niên chủng Trúc đãi hiền nhân,
Kim kiến viên trung diệp vô trần.
Tri kỷ hà tu tầm bất ngộ,
Nhập thất huy hào họa trúc chân.

  Ý nghĩa của bài thơ chỉ đơn giản là buồn không có người chia sẻ về nghệ thuật. Tôi cũng chẳng dịch ra và nói nhiều về thơ của mình làm gì. Thiết nghĩ, Thơ như Hoa vậy, Hoa không thơm không đẹp thì thì ai để ý mà ngửi thấy mùi hương của nó.

  Tôi vẫn sống bình dân như những người khác, cũng ham mê kiếm tiền, và ham mê nhiều cái phàm tục khác trong nhân thế. Nhưng có ai biết tôi yêu Trúc đến nhường nào. Tôi ngẩn ngơ trước cây trúc lá bay bay trên đường đi công tác. Tôi mơ thấy cành trúc nặng sương đêm rủ bên bóng nguyệt bên song cửa. Có đôi khi đắm đuối nhìn tà áo dài của thiếu nữ nào đó cũng chỉ vì trên đó có in hình lá trúc. Có lần đi công tác Thượng Hải, tôi dạo qua con phố bán nhiều tranh, vô tình gặp một bức tranh Trúc của một họa sĩ vỉa hè, ông ta còn đang nồng nàn trong men rượu. Tôi tỏ ý thích bức tranh của Ông ta, bàn bạc vài câu về nghệ thuật tôi mua bức tranh với giá một trăm Nhân Dân Tệ, Ông ấy đề lên bức tranh mấy chữ: Cao Phong Lượng Tiết, ca ngợi vẻ đẹp của Trúc. Bức tranh của Ông ta tuy không đẹp, lỗi rất nhiều, cũng giống những lỗi tôi thường mắc phải, tôi tôn trọng nghệ thuật của Ông ấy mà mua thôi. Về Việt Nam tôi viết lên thêm mấy chữ để cho nhớ chút kỷ niệm này và trang trọng treo bức tranh bên bàn làm việc tại văn phòng, coi đó làm chút tri âm. Nhũng ngày gần đây tôi thường chụp lại tranh của mình rồi đưa lên blog, tranh không đẹp như tranh của các bậc danh gia, nhưng cái hy vọng lớn nhất là tìm được bạn tri âm cùng bàn về nghệ thuật, bàn về cây Trúc trong cái xã hội náo nhiệt này.

7/2010
Trần Trung Kiên


SƠ HẠ
初夏



竹報平安

粉筆畫







TÁC PHẨM ĐANG THÂT LẠC

 







Trên thế gian đều là những vật vô tình cả
Chỉ có tiếng Thu là nghe hay nhất
( Thơ Kim Nông đời Thanh )





TRÚC BÁO BÌNH AN


































    TIẾNG THU
秋聲



热爱竹子


不知道从什么时候开始,竹的形象已浓浓地刻在我心灵的深处了。当开始学汉语、第一次拿起毛笔的时候,本来只是想模仿一下各位前人的。不可思议的是,也就从那个时候开始用毛笔去练写每一个竹节,竹叶的确成了我这一辈子最大的爱好了。有时学着之前的老师们写几个汉字,觉得自己写得不够漂亮,便转过画了几条竹竿。时间长了就成了习惯,每逢拿起毛笔来就想到“竹”。有时,我脑子里仿佛出现了“艺人或是画家什么的”---这些念头。

我曾有过很多次因为跟几棵竹子玩得入了迷而忘记了考试之前的复习。初中时,我觉得自己的能力还蛮差的,总对自己画出的作品感到不满,于是过不了几天就把它们扔到垃圾筒去了。我真的想找个老师跟他学国画。但在全河内市却找不到一个能够教这方面的人。西贡虽然有几个有能力的华人,可是这么遥远的距离,我怎么找得到呢?没法实现自己的心愿,我心里就藏着苦闷的感觉。但是凭着一片热心好学,我马上就能排除了放弃的念头,到处各家书店转了转(走遍了河内市的全部外语书店),好好地欣赏很多中华的艺术作品。我收藏了许多有关竹画的书。最值得高兴的是我终于找到了由。。。。。出版社出版的((画竹法图谱))的一本特别的书。这本书比较全面地包括了宋、元、明、清等阶段的各位著名画家的作品,是河内唯一的一个版本。正因为如此,这本书的价钱已高达二十五万越南盾,相当于刚开始工作的一个普通职工的半个月的工资了,可我还是尽量买到了。我完全被这本书引透了,书里面主要是复照图片和一些对画竹叶、节、笋的技术,布置,章法……的讲解。后面有许多特别有意思的诗篇。大概地阅读之后我还能够发现在不同的历史阶段之中,文学艺术的创造也有所不同。宋元时期侧重攻笔和抒写现实,刻画出的每一个竹叶、每一个竹节、竹笋几乎像在自然中一样生动,多彩。到明清时期却侧重抒情,竹叶在很多情况下都不像竹叶了,用毛笔的方法更加自由,在布置方面也有所破格。最突出的有“扬州八怪” —— 中国清代中期生活于扬州地区。扬州的八怪名为:罗聘、李方膺、李鳝、金农、黄慎、郑燮、高翔和汪士慎 , 其中,板桥最有名于竹画。目前郑板桥的作品仍被看作中国国宝并保存在故宫和中国的博物馆。

又谈到我学画竹画的坎坷道路。因为经济条件有限,我总用那些从中国过来,最便宜的各种笔墨,用来画的纸也都是旧的,因此墨的深浅效果是不言而愈的——非常差。我就找到了中国的一种传统的纸,叫宣纸( 汉语的原名 ), 越南人叫Xuyen Chi ,这也是在西贡的华人的熟悉叫法,他们是用广东音的。当时这种纸在河内很少见,可能是因为使用的画家不多。加上这种纸在长钱街卖于昂贵的价格,我每次只能买九十张,然后把它们分成很多小小的来画画儿。画不好的作品就得扔掉了,看着那些“昂贵的废纸”我心里面不免一酸。后来我发现没有老师学什么都难,都辛苦。有些时候我的画儿也被朋友们赞扬,我就高兴地可以画很多送给他们。但其实我也认识到自己的画儿还存在很多限制,所以每次把画儿给朋友送去,我都不好意思写上自己的真姓名,万一那些著名画家看到了,那可真是太丢人现脸了。我看到自己犯的毛病是非常明显的。或是弯弯曲曲的竹竿或是粗大的竹叶或是不合理的布置。这些错误只有我看得出来,朋友们因为根本不懂这方面的艺术所以也怪不了他们。不如还是让那些残疾的艺术形影一直漂亮在他们眼里吧。

工作的条件使我有更多的机会到台湾、日本、韩国等等去了。每逢碰到国画展览会,无论如何我都要抽出点儿时间去欣赏一下,其中我特别注意到竹画。

后来能够在网上学习,甚至亲眼看到其他名人在现场画画儿实在是已让我多多地见识见识了。想当初哪敢有买电脑,上网学习的念头,只好辛辛苦苦地过上了那些落后的日子。

我爱竹子,此物象征着君子的气概。竹子的形象在任何季节,任何天气都显得非常漂亮:风、情、雨、雪、月...... 其实我并不是因为热爱竹子而自认己为君子,这只是所谓对一门艺术的热爱和梦想,至于我的人格朋友们多多了解就能够知道了! 我未曾想过会画画儿来赚钱,或是成为真正的画家。实际上,我在非常努力工作赚钱来养活:纸、笔、墨和画画儿时需要用的工具。

每次有著家名人对我的画儿有好的评价,不管是真还是假话我都非常高兴,心里总会有点得意。可惜的是在河内没有一个画竹画儿能够同情我,和我一起交流的人,还是有但我还没发现呢?我看过中国的许多对竹画的历史文化的材料。我对自己热爱的这门艺术感到非常寂寞。中国古时候还有“竹林七贤”,而我却是一个人在繁华的城市孤孤独独地过日子。有时遇到难言之苦,没人关心,于是感伤写了几句诗:


去年竹待賢人,

今見園中葉無塵。

知己何須尋不遇,

入室揮毫畫竹真。

拼汉越音:

Khứ niên chủng Trúc đãi hiền nhân ,

Kim kiến viên trung diệp vô trần .

Tri kỷ hà tu tầm bất ngộ ,

Nhập thất huy hào họa trúc chân .

这首诗的意思特别简单,就是因为没有人一起分享艺术爱好而感到难过的。我就是不想过多地讲解或把这首诗译成越南语。其实,“诗可如花”,花如若不漂亮就没人注意并能够闻到它的香味了。

我一直都平平淡淡地过日子,也拼命地去赚钱,也有凡人应该有的所有欲望。和其他人不同之点就是我非常非常地爱竹子。我常常被去出差路上的竹影引住了。我经常梦到流霜的月夜里那窗前低垂的竹枝。 有时沉醉于穿着旗袍的少女们只是因为在旗袍上面有印了竹叶。想起一次我到上海去出差时,一个人逛了逛卖画儿的街道,突然看到在路边给卖的一幅竹画儿,卖画儿人身上仍都是酒的香味。我向他表示喜欢他的那幅画,跟他谈过有关艺术的几句话之后我就花了100人民币把那幅画买下了。那个画家就在刚画完的作品的上面写了几字:“高风亮节”,以赞扬竹的魅力。他的那幅画不是很漂亮,还有很多不妥的地方,也是我常犯的错误,但是我尊重他的艺术创造。回越南之后,我就在那幅画上面再写几字作为纪念并很庄重的把它挂在墙上,算是点知音。最近我常常把自己的作品照下来传上博客去了,虽然没有各位著家的作品那么出色,但我最大的心愿就是在这么热闹的社会中能够找到个知心的朋友,一起谈艺术,谈竹画。

陈忠坚



亲爱的朋友!我知道写这篇文章就是写出了你的心思的。我真的想尽自己最大的努力帮你把它译得更好,但是能力有限请多多见谅!希望你能够找到自己的知心,再也不会感到孤独了!

翻译:阮秋水




Không gian nhỏ của tôi
我的小空間


Không gian nhỏ của tôi
我的小空間


PHONG VŨ THANH
風雨聲



ĐÀI BẮC THỊ LẬP MỸ THUẬT QUÁN
臺北市立美術館


















































Người theo dõi